Bộ sách là một tuyển tập được biên soạn công phu, bao gồm 2 tập, với độ dầy lên tới 1.388 trang, gồm 2 phần:
Phần 1: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu - Dấu nối của hai thời đại văn học gồm 4 mục chính:
1. Tiểu sử và quá trình sáng tác
2. Tản Đà nhìn từ góc độ loại hình tác giả
3. Sáng tác của Tản Đà nhìn từ góc độ chủ đề - đề tài
4. Tản Đà trong lịch sử văn học dân tộc.
Đây là phần Tổng luận do giáo sư Trần Ngọc Vương chấp bút. Đây là một bài viết công phu, hấp dẫn, chứa đựng nhiều kết quả nghiên cứu chuyên sâu, đánh dấu một bước tiến mới trong nghiên cứu về Tản Đà. Bài viết dung dị, gần gũi, dễ dàng đi vào lòng người đọc.
Phần 2: Tác phẩm tuyển chọn được chia thành các bộ phận, mỗi bộ phận lại được chia thành các thể nhỏ, trên cơ sở tôn trọng nguyên tác:
1. Thơ: Tứ tuyệt yết hậu; Bát cú; Trưởng thiên; Lục bát; Song thất lục bát; Hát nói; Phong dao - dân ca; Các thể thơ khác.
2. Văn xuôi: Truyện sáng tác; Ký, tản văn; Nghị luận;
3. Dịch thuật: Thơ Đường; Kinh Thi; Liêu trai chí dị;
4. Suy tưởng và bình luận văn học: Nhàn tưởng; Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện; Một số bài bình luận văn học trên báo chí.
Ngoài ra, công trình cũng cung cấp cho độc giả những tư liệu mới mẻ và lý thú và khá hiếm về Tản Đà qua phần Phụ lục với Tản Đà thực phẩm, Hồi ức, kỷ niệm về Tản Đà của nhiều danh sĩ khác và Niên biểu Tản Đà.
Bộ sách đem lại một cái nhìn bao quát tổng thể về hiện tượng Tản Đà – một nhân vật văn chương xuất sắc của Hà Nội, góp phần tạo nên diện mạo tri thức và văn hóa Hà thành nói riêng và dân tộc nói chung.
Xin trân trọng giới thiệu!