Chương trình GDPT mới 2018 ra đời buộc người dạy và người học cần thay đổi hướng tiếp cận bài học theo định hướng đánh giá phát triển năng lực bản thân với các bộ môn nói chung và môn ngữ văn nói riêng. Hướng tiếp cận các tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại sẽ tránh được tình trạng học vẹt, học thụ động, học thuộc lòng. Học sinh không có khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học khác nếu không có kĩ năng trong quá trình học tập.
Vì vậy chương trình GDPT 2018 được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học
tập.