Những năm gần đây,việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng
đã và đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, các môn học. Tuy
nhiên, đổi mới phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học góp phần bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Nằm trong hệ thống các môn văn hoá cơ bản của cấp học Trung học phổ
thông, bộ môn Ngữ văn cũng đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc đổi mới
phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm nhằm từng bước nâng cao
chất lượng giáo dục, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy văn là
quá trình hướng dẫn học sinh khám phá, rung động với vẻ đẹp nội dung và hình
thức của tác phẩm. Từ đó, trang bị năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ với các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng tình người, lẽ sống cho học sinh.
Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả ở tất cả các môn học nói
chung và môn Ngữ văn nói riêng, học sinh và giáo viên không thể chỉ bằng lòng
với những gì có sẵn trong sách giáo khoa hoặc tài liệu hướng dẫn giảng dạy.
Việc tìm tòi, nghiên cứu, sử dụng các tư liệu trong dạy học nói chung và Ngữ
văn nói riêng là điều vô cùng cần thiết. Kinh nghiệm ngàn đời mà ông cha ta đã
để lại cho các thế hệ mai sau là: "Trăm nghe không bằng một thấy". Đúng vậy,
muốn "dạy tốt, học tốt" thiết nghĩ, trong các giờ hoạt động trên lớp, việc kết hợp
sử dụng Tư liệu dạy học là một yếu tố góp phần tạo nên thành công cho tiết dạy
học. Những tư liệu dạy học được coi là một kênh thông tin dẫn học sinh đến
những tri thức mới, giúp cho tư duy nhận thức của học sinh phát triển theo chiều
hướng lôgic : từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn (nghe
thấy - nhìn thấy - làm được). Nếu sử dụng đúng, sử dụng hợp lí tư liệu dạy học
trong các giờ dạy với những hình ảnh, âm thanh sinh động sẽ làm giảm nhẹ công
việc của người giáo viên , người giáo viên có thể phát huy hết năng lực sáng tạo
của học sinh đồng thời hoạt động nhận thức của các em trở nên nhẹ nhàng và
3
hấp dẫn hơn. Còn người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và sẽ đem lại
sự hứng thú trong học tập cho học sinh ; tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo ;
tăng khả năng tự học; tăng bản lĩnh tự tin ; chất lượng, hiệu quả dạy học cao.