Hệ thống thư viện Sách điện tử

THPT Hoàng Cầu

  • 9(V)
  • Giới thiệu sách

    Lịch sử Hà Nội là một phần của lịch sử Việt Nam, vừa mang những nội dung và có những đặc điểm chung của lịch sử dân tộc trong từng thời kỳ, nhưng lại có những đặc điểm riêng với những nội dung, sự kiện, quá trình lịch sử riêng, cho nên, trong khi nghiên cứu, biên soạn công trình này tác giả đã cố gắng giải quyết hài hòa mối quan hệ chung - riêng đó. Bên cạnh đó, nhận thức và phản ánh lịch sử cận đại của Hà Nội một cách toàn diện, khách quan, khoa học là mục đích bao trùm và là yêu cầu chung mà chúng cho công trình này. Dù các tác giả đã rất cố gắng, nhưng trong một thời gian và với những điều kiện còn khá hạn hẹp, công trình khó có thể đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu nói trên. Chỉ riêng việc thu thập và xử lý các nguồn sử liệu có liên quan cũng đã thấy là một thách thức lớn. Nhiều vấn đề tưởng chừng đã đạt đến độ “chuẩn mực” của tri thức, song vẫn còn có thể bổ sung thêm nhiều thông tin tư liệu và cả cách nhìn nhận, đánh giá mới. May mắn là các tác giả đã có thể kế thừa được khá nhiều từ kết quả nghiên cứu của người đi trước, đặc biệt là các nghiên cứu của Trần Huy Liệu, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Khánh và Philippe Papin. Các ghi chép của Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài và một số tác giả khác đã giúp ích cho các tác giả khá nhiều trong nỗ lực tái hiện đời sống của Hà Nội thời thuộc địa một cách sinh động, cụ thể. Nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và nguồn tài liệu báo chí, văn học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu này, tuy nhiên các tác giả biết rằng công việc thu thập và xử lý các nguồn sử liệu này có thể và cần thiết phải được làm tốt hơn nữa. Về kết cấu của cuốn sách, ngoài phần lời nhà xuất bản, kết luận và tài liệu tham khảo cuốn sách được chia làm 4 chương: Chương 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX Chương 2: Bộ máy chính quyền thuộc địa ở Hà Nội Chương 3: Những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa và phong trào yêu nước ở Hà Nội đầu thế kỷ XX (1897 - 1930) Chương 4: Tình hình kinh tế, xã hội và phong trào yêu nước ở Hà Nội từ 1930 đến 1945 Với một dung lương không quá lớn nhưng tác giả cũng đã khá thành công trong việc truyền tải kiến thức của một thời kỳ với nhiều biến động của đất nước, nhất là Hà Nội thời kỳ này không còn là đế đô của nước Việt Nam quân chủ, từ sau khi triều Nguyễn định đô ở Phú Xuân (Huế, 1802), thì đô thanh Thăng Long đã bị đổi thành Bắc Thành, rồi sau đó, trở thành tỉnh thành của tỉnh Hà Nội (1831). Dẫu vậy, Hà Nội vẫn là một trong những thành trì, địa phương trọng yếu nhất của toàn bộ xứ Bắc Kỳ. Biết được điều đó thực dân Pháp luôn luôn muốn thâu tóm Bắc Thành. Không chỉ dừng lại là một cuốn sách thông sử với sự kiện gắn với Hà Nội thời kỳ cận đại các tác giả còn cho chúng ta thấy được sự chuyển biến kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó chúng ta thấy rõ được sự khác biệt giữa Hà Nội thuộc địa với Hà Nội thời kỳ phong kiến. Với sức mạnh quân sự vượt trội, cả hai lần Pháp đều chiếm được thành Hà Nội. tuy thành Hà Nội thất thủ nhưng những tấm gương chiến đấu anh dũng, quả cảm hy sinh của các vị tướng trấn thành Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu đã có sức cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước. Sự nghiệp đấu tranh anh dũng của nhân dân Hà Nội thực sự được đơm hoa kết trái bằng thắng lợi trọn vẹn “nhanh gọn ít đổ máu”của cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại. Thắng lợi này chứng tỏ nhân dân ta, nhất là nhân dân Hà Nội không ngừng vườn lên ngang tầm thời đại, nhờ đó mà đủ năng lực vùng lên “ đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Hà Nội cũng là nơi được vinh dự đón lãnh tụ Hồ Chí Minh về, chứng kiến những thời khắc lịch sử Người khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập và chế độ cộng hòa dân chủ được khai sinh. Ngày 2/9/1945, thay mặt cả nước, 50 vạn nhân dân Hà Nội đã long trọng hô vang lời Thề độc lập quyết “đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Trong quá trình biên soạn cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót mong rằng bạn đọc, những người sẽ dành cho công trình này sự quan tâm và ý kiến góp ý để cuốn sách có thể tiếp tục hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Nhà xuất bản Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

    Mở rộng

    Đang tải...
Sách tương tự

Trường THPT Hoàng Cầu

Địa chỉ: Số 27 Ngõ 44 Phố Nguyễn Phúc Lai - Ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội Website: thpthoangcau.thuvien.edu.vn  QR Code Email: c3hoangcau@hanoiedu.vn - Hotline: 02438511976
Đang nghe bạn nói...