Thời Hồng Bàng (năm 2879 - 258 trước Công nguyên) nước ta gọi là Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương (năm 257 - 207 trước Công nguyên) gọi là Âu Lạc. Dưới thời Bắc thuộc, nhà Hán chia đất nước ta thành các quận thau chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Cuối thời Đông Hán đổi gọi là Giao Châu. Năm 544, sau khi đánh đuổi được bọn đô hộ nhà lương, Lý Bí lên ngôi vua, tự xưng là Nam Việt đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Năm 602 nhà Tùy (603-617) chiếm lại nước ta đặt thành Giao Châu. Năm 622 nhà Đường (618-907) đổi làm An Nam đô hộ phủ.
Năm 968 sau khi dẹp xong loạn Thập nhị sứ quân, lập lên một nước độc lập, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Sang thời Lý, vua Lý Thánh Tông đổi là Đại Việt (từ năm 1054).
Đến thời Nguyễn, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, thiết lập chính quyền trong cả nước, vua Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam (từ năm 1804). Năm 1838 vua Minh Mệnh định lại quốc hiệu là Đại Nam.
Sau cách mạng Tháng Tám và quốc khánh mùng 2 tháng Chín năm 1945, quốc hiệu nước ta là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, từ năm 1976 quốc hiệu nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Diện tích Việt Nam hiện nay khoảng 329.600 km2, nằm trong khoảng 8o30' – 23o22' độ vĩ Bắc với một chiều dài khoảng 1650 km, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam Pu Chia, Đông và Nam giáp biển Đông. Nước Việt nam nằm ở khu vực nối liền hai đại dương là Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, nối vùng hải đảo với lục địa châu Á. Do vị trí ngã ba đường của các trung tâm văn minh lớn, cổ xưa của nhân loại, nên Việt Nam cũng sớm là điểm giao lưu của những nền văn minh đó là nơi tụ cư của nhiều tộc người khác nhau. Các phát hiện khảo cổ học cho thấy Việt Nam là một trong những nơi có mặt loài người sớm nhất. Trên cơ sở cư dân bản địa sinh sống trên đất Việt Nam và là chủ nhân của nền văn hóa đồ đồng thau rực rỡ các bộ lạc người Lạc Việt và Âu Việt, quá trình hình thành tộc người ở nước ta là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều đợt di cư của các tộc người tiếp theo.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 tộc người sinh sống với số dân là 76.324.753 người (kết quả điều tra đến 1/4/1999), trong đó người Kinh chiếm 87% dân số, 53 tộc ngưu còn lại chiếm 13%. Đặc điểm nổi bật của sự phân bố dân cư của các tộc người ở nước ta làm tình trạng cư trú xen kẽ nhau nên các tộc người không có lãnh thổ rõ rệt. Căn cứ vào ngôn ngữ, các nhà dân tộc học chia các tộc người thành 8 nhóm như sau:
1. Việt Mường (gồm Việt, Mường, Chứt…)
2. Tày - Thác (gồm Tày, Nùng, Thái, Bố Y, Cao Lan, Sán Chỉ, Lào...)
3. H'mông - Dao (gồm H'mông, Dao, Pà Thêm)
4. Tạng - Miến (gồm Hà Nhì, Lô Lô, Xá...)
5. Hán (gồm Hoa, Sán Dìu...)
6. Môn - Khơme (Khơmú, Kháng, Xinh Mun, Hơrê, Xơđăng, Bang, Kho, Mạ, Rơ măm, Khơ me...)
7. Mã Lai - Đa đảo (ngồm _ Chăm, Giơ rai, Êđê, Raglai...)
8. Hỗn hợp Nam Á (gồm La chỉ, Laha, Pu péo...)